DƯỠNG SINH TRONG HỒNG LÂU MỘNG

  • Hoàng Lộc
  • 0 bình luận

Tâm(Tim) chủ huyết mạch 心主血脉
- Trong tác phẩm nổi tiếng Hồng Lâu Mộng nổi tiếng dậy chúng ta làm thế nào để ích khí mà bổ huyết, dưỡng tâm an thần điều trị khối ung bưới, khối u, có thể cải thiện bệnh sơ gan cổ chướng, hoặc hỗ trợ điều trị bệnh thấp tim ...
- “Vì vậy khi tâm tạng có bệnh thì người bệnh bị mất ngủ, gặp các chứng hay quên, đầu đau, tim hồi hộp chính là do huyết không dưỡng được tâm, tâm không hành huyết .
Còn trong trường hợp suy nghĩ quá độ làm hư tổn tâm huyết sẽ xuất hiện “tâm âm hư chứng” 心阴虚证, ...”
Giải thích danh ngôn: 
Tâm chủ huyết mạch chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh: 
- Thứ nhất tâm có tác dụng sinh thành tạo ra huyết và dịch
- Thứ hai tâm đẩy máu trong các mạch máu vận chuyển đi toàn thân đến khắp các tạng phủ, kinh lạc. 
Sự sinh hóa của huyết dịch phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp của các tạng phủ,chủ yếu là tác dụng của ba cơ quan Tâm, Tỳ,Vị .
Tố Vấn viết: Sự hình thành của huyết là “ Trung tiêu thụ khí thủ trấp, Phụng tâm hóa xích “ 中焦受气取汁,奉心化赤 trung tiêu ở đây là chỉ tì vị, tỳ vị hấp thụ chất dinh dưỡng từ đồ ăn để biến thành cái cơ bản của huyết dịch, và tại tạng tâm thì những tinh chất cơ bản này được biến thành màu đỏ, trở thành huyết dịch.Ngoài ra tác dụng chủ yếu của tâm là hành huyết.Tâm đập thì huyết sẽ vận hành trong huyết quản.
Trên lâm sàng mà nói thì tâm, huyết và mạch có quan hệ mật thiết với nhau, bởi theer trong khi chẩn đoán bệnh tật ta phải kết hợp ba thứ này mà đối chiếu với nhau. Sự cường, nhuợc, hư, thực của mạch tượng giúp ta có thể suy đoán được sự tròn khuyết của huyết dịch, và sự thịnh suy của tâm khí, ví dụ như mạch tế nhược vô lực đa phần là do tâm huyết bất túc ; mạch tế sáp chủ yếu do tâm huyết có những ứ trở trong lòng mạch, hay mạch không có quy luật thì đa phần là tâm khí hư suy, huyết hành nhưng vô lực .
Gợi ý cho việc ứng dụng:
- Tâm chủ huyết mạch,mà các cơ quan tạng phủ thì không thể thiếu được sự nhu dưỡng của huyết dịch, co nên dưỡng tâm và dưỡng huyết có những mối quan hệ trực tiếp. 
- Vì vậy khi tâm tạng có bệnh thì người bệnh bị mất ngủ, gặp các chứng hay quên, đầu đau, tim hồi hộp chính là do huyết không dưỡng được tâm, tâm không hành huyết .
- Còn trong trường hợp suy nghĩ quá độ làm hư tổn tâm huyết sẽ xuất hiện “tâm âm hư chứng”, trằn trọc khi ngủ, nên khi đó dùng pháp dưỡng tâm an thần và dưỡng huyết là hợp lí, 
- Quy Tỳ Hoàn 归脾丸 :điều trị chứng tâm tỳ huyết hư dùng bài quy tỳ hoàn là cực tốt.Trong đó có đương quy bổ huyết, hoàng kì thì bổ khí, cam thảo, bạch truật, phục linh kiện tỳ, viễn chí, toan táo nhân, long nhãn nhục có tác dụng dương tâm an thần và đây là phương dược cổ thường dùng và hiệu quả nhất.
- Ngoài ra trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng có nói đến Đại Ngọc dưỡng thân bằng cách dùng nhân sâm dưỡng vinh hoàn( là một phương do bộ y tế đời tống biên soạn ) chủ yếu là nhân sâm , phục linh , bạch truật , cam thảo, đương quy, thục địa hoàng, bạch thược, hoàng kì hợp thành, phương này ích khí mà bổ huyết, dưỡng tâm an thần. 
Hiện tại qua nghiên cứu thì nhân sâm dưỡng vinh thang có thể kháng được các khối ung bưới, khối u, có thể cải thiện bệnh sơ gan cổ chướng, hoặc hỗ trợ điều trị bệnh thấp tim.
     Nội Kinh nói con người khi đến ngưỡng 60 tuổi thì “Tâm khí thủy suy, khổ bi ưu , huyết khí giải đọa” Tâm chủ huyết mạch, lại chủ thần chí, tâm khí hư suy đối với người cao tuổi thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống thần kinh và hệ tuần hoàn của cơ thể ví dụ như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, trí nhớ kém, chính vì vậy đối với người cao tuổi thì dưỡng tâm là điều quan trọng hàng đầu. Nhân sâm, Hoàng kì, đan sâm ,.. Là những vị thuốc truyền thống có thể đảm nhận được việc này.
     Ở người cao tuổi thì nên khống chế được huyết áp, cho nên người cao huyết áp nên đưa huyết áp về dưới 140/90mmhg, nên ăn uống hợp lí, tránh đồ dầu mỡ, nên vận động thích hợp để có một cơ thể khỏe mạnh ví dụ như mỗi ngày đều đi bộ nhẹ nhàng, mỗi tuần 5 lần,mỗi lần 30 phút là được.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: