Ngự Y Triều Nguyễn Hoàng Nguyên Lễ

  • Hoàng Lộc
  • 0 bình luận

Tại ngôi từ đường họ Hoàng Văn hiện còn hai bức hoành phi có niên đại chế tác từ năm thứ 8 đời vua Tự Đức (1855) . Nội dung chép trên các bức hoànhphi cho ta biết “ Hoàng Nguyên Lễ sinh ra trong một gia đình nho, y truyền thống. Thân phụ của ông là cụ Hoàng Kim Toan cũng là thầy thuốc giỏi. Thuở nhỏ, Hoàng Nguyên Lễ bị nhiều bệnh tật, việc học hành, khoa cử không được như mong muốn, nên sớm chuyên chú vào việc học nghề thuốc. Mùa thu năm 1851, vua Tự Đức có chỉ dụ tổ chức tuyển chọn người xuất sắc, am hiểu thuật làm thuốc trong dân gian để tiến  cử vào cung. Ông là một trong số 3 người trúng tuyền. Mùa đông năm đó ông được bổ vào Thái Y Viện, giữ chức Thái Y viện phó. Ông được giao quản lí kho Ngọc dược và được cấp thẻ bài có quyền ra vào cung cấm. Năm 1853 (niên hiệu Tự Đức thứ 6), ông được sung Chính thị hầu.”

 

Tài liệu  nói về việc Ngự Y Hoàng Nguyên Lễ là người đỗ cao nhất trong kì thi tuyển vào Thái Y Viện, được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I

   Lời tự sự của Thái y viện Hoàng Nguyên Lễ súc tích, ngắn gọn, không đề cập nhiều đến công việc trong những năm tháng phục vụ triều đình. Nhưng với bấy nhiêu thông tin vẫn cho ta hình dung ra một Hoàng Nguyên Lễ uyên thâm vầ y học, được vua Tự Đức tin dùng và triều thần nể trọng. Câu đối chúc mừng của các quan lại cùng triều như Tiến Sĩ Định Nhật Thận, Tổn đốc Nguyễn Tri Phương, Biện lí Trần,… đã chứng minh điều đó.

 

Tiến sĩ Đinh Nhật Thận , người huyện Thanh Chương, “Thầy thuốc độc vị” đã có câu đối tặng Ngự Y Hoàng Nguyên Lễ, mà mỗi chứ trong câu đối là một phần quan trọng của cơ thể người, nhằm ca ngợi đức độ của người thầy thuốc tài danh họ Hoàng như sau:

 

言必肝脾道

心皆肺腑春

 

Ngôn tất can tỳ đạo

Tâm giai phế phủ xuân

Ý của câu đối này được hiểu là Lời nói như gan ruột/ Tấm lòng đẹp như lá phổi mùa xuân

   Trong thời gian làm việc tại Thái Y Viện, phó Thái Y Hoàng Nguyên Lễ từng được vua Tự Đức cử đi sứ tàu. Nhân đây cũng xin nói để người đọc nhận biết thêm về vị thế và trọng trách của sứ thần nước ta trong mỗi lần được triều đình cử đi sứ Tàu.

   Sách Bắc sứ thông lục viết rằng: “ Người được vâng mệnh đi sứ, về văn học phải xem rộng biết nhiều, về đối đáp ngoại giao phải mềm dẻo và thẳng thắn đúng mực. Nhưng khẩu khí không thể không khéo léo, vì lẽ chức vụ cao thấp khác nhau. Nếu trông thấy bóng họ đã nhụt dũng khí, tự ti mình là người ở nơi xa xôi, ít giao thiệp, ít nói năng thì ắt sẽ bị người ta khinh rẻ và coi là quân Di Địch, sứ giả Di Địch”

   Nhiệm vụ, tính chất khác nhau, nhưng sứ mệnh của những người đi sứ  phải đạt hai mục tiêu chính : Duy trì sự hòa hiếu có lợi cho triều đại, cho đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc thể và cương vị trước đế chế phương Bắc. Đi sứ là vinh dự lớn lao, nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề của những người được lựa chọn.

   Tương truyền trong lần đi sứ đó, tại nơi đón tiếp Sứ bộ Việt Nam, nhà Thanh cho dựng một lá cờ đại, trên đó thảo sẵn một chữ “khẩu- ” rất to. Để thử tài, quan quân nhà Thanh cho đưa bút lông, nghiên mực mời Sứ thần Việt Nam viết lên lá cờ đang tung bay phần phật trước gió.

 

Nhận sự ủy thác của phái bộ ta, Hoàng Nguyên Lễ đã không một chút do dự, bước lên, tay giơ cao chiếc bút lông dài nửa mét, bất ngờ phất một nét từ dưới ngược lên, trong nháy mắt chữ “khẩu- ” đã thành chữ “trung- “, ngầm nhiều ý nghĩa khiến mọi người có mặt đều thán phục.

 

Đôi câu đối của Tổng đốc Hà Nội ( Nguyễn Tri Phương ) mừng Ngự y Hoàng Nguyên Lễ, hiện còn khắc tại cột quyết từ đường họ Hoàng cũng khẳng định :

身历两京全盛会

家传三世大医名

Thân lịch lượng kinh toàn thịnh hội

Gia truyền tam thế đại y danh

Thân trải hai kinh toàn thịnh hội, gia truyền nhiều thế hệ đều là danh y

 

Mội số di vật liên quan tới chuyến đi sứ thần Hoàng Nguyên Lễ , đến nay vẫn được con cháu trong dòng họ lưu giữ như nhưng kỉ vật thiêng liêng.

 

Cũng nhằm ca ngợi sự nghiệp y học của Hoàng Nguyên Lễ, quan cùng triều họ Trương có câu đối.

 

生朗谓言多疾

范老初来志赤医

 

Trang sinh lãng vị môn đa tật

Phạm lão sơ lai chí diệc y

Nghĩa câu đối này là : Trang sinh khéo kêu nhà lắm bệnh,Phạm Lão mở chí chuyên nghề y.

 

   Ghi nhận công trạng của Thái y viện Hoàng Nguyên Lễ, tên của ông đã được đặt cho một tuyến đường trên quê hương Vạn Lộc, điểm đầu là đường Vạn Lộc, điểm cuối là nơi đền thờ Nguyễn Sư Hồi.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: